Hôm nay 1-10, đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội long trọng khai mạc, mở đầu mười ngày lễ hội tưng bừng tại thủ đô.
Facebook Xem tin gốcTwitter 1 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
* Chiêm ngưỡng Hoàng thành Thăng Long qua hiện vật
Những giờ phút cuối trước lễ khai mạc, không khí lễ hội thật sự đã tràn ngập từng con phố, len lỏi vào từng ngách nhỏ của phố Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Lược...
Người Hà Nội đang chộn rộn chờ đón khoảnh khắc thành phố của mình tròn 1.000 tuổi. Phố Hàng Bông rực đỏ với những chiếc đèn lồng mang hình chùa Một Cột - biểu tượng của TP Hà Nội. Mỗi mái phố rêu phong san sát nhau ngập trong sắc đỏ của cờ Tổ quốc, băngrôn chào đón 1.000 năm Thăng Long.
Phố phường náo nức
Những hoạt động chính trong ngày 2-10
8g: Khai mạc trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (9 Hoàng Diệu và 19 Nguyễn Tri Phương).
9g: Khánh thành rạp Công Nhân - Hà Nội (42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm).
9g: Lễ ra mắt tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” tại Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm).
14g: Công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học tổng quan về Hà Nội tại Nhà hát lớn Hà Nội.
19g30: Lễ hội Rồng tại quảng trường sân vận động Mỹ Đình.
20g: Biểu diễn các ca khúc chọn lọc mới chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại sân khấu vườn hoa đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm.
20g: Khai mạc Liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn.
Cửa hàng bán những chiếc áo phông có in hình trái tim đỏ rực tấp nập hơn mọi ngày. Thanh niên Hà Nội chọn những chiếc áo có hình phố cổ, biểu tượng Hà Nội, áo phông “Tôi yêu Hà Nội” để diện ra đường trong dịp đại lễ. Đang sửa lại chiếc khung để in tiếp lô áo mới, chị Lan - chủ một cửa hàng trên phố Lý Quốc Sư - cho biết mỗi ngày cửa hàng bán được hàng trăm chiếc áo có chữ và hình liên quan đến Hà Nội.
Cửa hàng của chị đang nghiên cứu thêm để có thể làm những chiếc áo có in hình tranh vẽ phố của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Một số cửa hàng khác dọc phố Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Ngang... cũng bày bán những dải băngrôn in chữ 1.000 năm Thăng Long và biểu tượng Hà Nội. Khách hàng của các cửa hiệu này chủ yếu là tầng lớp thanh niên, học sinh sinh viên.
Khu vực quanh hồ Gươm tấp nập khách tham quan đến từ An Giang, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng... và nhiều du khách nước ngoài. Mọi người chen nhau đứng chụp ảnh cạnh các sân khấu xung quanh bờ hồ. Các trục đường Điện Biên Phủ, Độc Lập trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa trưa nắng vẫn lâm vào cảnh tắc đường vì nhiều người dừng lại chụp ảnh bên các đại cảnh trang trí.
Trong số những du khách dạo quanh hồ Gươm chiều 30-9 còn có rất nhiều cụ ông cụ bà đã gắn bó cuộc đời với Hà Nội tranh thủ đi chơi hội “kẻo mấy ngày nữa đông quá không chen được với bọn trẻ”. Cụ Hiền 75 tuổi, cụ Lân 84 tuổi (nhà ở làng Yên Phụ, quận Tây Hồ) cho biết: “Đã 10 năm nay chúng tôi chưa xuống chơi bờ hồ, xem tivi thấy có hội lớn nên hai chúng tôi bắt xe buýt xuống chơi. Hồ Gươm mấy chục năm nay vẫn thế, chỉ có phố xá chăng đèn kết hoa đẹp hơn cả ngày tết”.
Hối hả những giờ phút cuối cùng
Chiều 30-9, hàng trăm kỹ thuật viên, công nhân viên Công ty Cây xanh vẫn hối hả bên những chùm đèn dây, chậu cây cảnh trang trí cho đường phố.
Trên phố Hàng Bông, Hàng Gai, Lý Thái Tổ..., từng chuyến xe nối đuôi nhau chở hoa, chậu hoa, khung giàn... đến để sẵn trước mỗi hiên nhà để công nhân và người dân cùng chung tay trang trí. Chị Nguyễn Ngọc Mai - chủ một cửa hàng quần áo trên phố Hàng Bông - cho biết chậu hoa hồng được UBND phường đặt trước cửa nhà cách đây gần một tuần, còn giàn phong lan bên cạnh là do gia đình tự mua và đem ra trang trí từ hôm qua. “Ngày nào cũng ra đứng ngắm và chăm sóc hoa vài ba lần. Hễ có bông hoa hay giò lan nào hơi héo là vợ chồng tôi lại đem thay mới ngay để sắc hoa được tươi và rực rỡ nhất trong ngày đại lễ” - chị Mai vui vẻ kể.
Trong công viên Thống Nhất, công trình tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn đã hoàn tất. Dưới khu vực bệ chân tượng, hàng trăm chậu hoa, cây cảnh được xếp ngay ngắn, thẳng hàng. Tại công viên Bách Thảo, công nhân cũng đang gấp rút trang trí cho hai tượng rồng đá với kích thước cỡ lớn đặt gần cổng vào.
Các kỹ thuật viên phụ trách âm thanh ánh sáng cho đêm khai mạc 1-10 đã làm việc liên tục suốt hai tuần nay. Lắp đặt, thử tập dượt chiếu sáng giữa các bộ phận, sau đó phải bọc lại bằng nilông để tránh thời tiết mưa nắng thất thường. Chỉ một chiếc đèn hoạt động không đúng như kịch bản, cả đội kỹ thuật phải kiểm tra lại từ đầu.
Nhạc sĩ Trọng Đài, tổng đạo diễn đêm khai mạc, cho biết đêm 30-9 các diễn viên và dàn ánh sáng vẫn phải tập dượt thêm một lần nữa. Sau khi kiểm tra các hoạt động của đêm khai mạc, ông vội vàng đi từ hồ Gươm xuống sân vận động Mỹ Đình để kiểm tra công tác chuẩn bị đêm bế mạc 10-10.
HÀ HƯƠNG - THÂN HOÀNG
Ngày 30-9, phó trưởng tiểu ban y tế, Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Lương Ngọc Khuê cho hay sẽ có 60 tổ cấp cứu trực tại các địa điểm diễn ra các hoạt động chính dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Trong đó, tại lễ khai mạc ngày 1-10 sẽ có 30 tổ cấp cứu, mỗi tổ gồm hai bác sĩ, một xe cứu thương, các thiết bị y tế và sơ cấp cứu cần thiết trực xung quanh khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, nơi diễn ra lễ khai mạc.
Tại buổi tổng duyệt và ngày diễn ra cuộc diễu hành 10-10, toàn bộ các tổ cấp cứu sẽ cùng tham gia trực. Theo ông Khuê, các phương án cấp cứu, vận chuyển người bệnh đều đã được tính đến và tại buổi sơ duyệt, tổng duyệt, các chi tiết chưa hợp lý sẽ được rà soát và tìm cách khắc phục.
Ông Khuê cũng cho biết công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tham gia các hoạt động dịp đại lễ đã hoàn tất. Riêng buổi diễu hành 10-10, với 30.000 suất ăn được đưa đến phục vụ, ban tổ chức đã yêu cầu nhà cung cấp lấy mẫu kiểm tra, lưu mẫu thực phẩm và cam kết cung cấp thực phẩm an toàn. Dịp này, mỗi bệnh viện sẽ dành 20 giường bệnh sẵn sàng phục vụ cấp cứu, điều trị nếu có người bệnh liên quan đến các hoạt động của đại lễ.
L.ANH
Sẵn sàng cho đại lễ
Hôm qua (30-9), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, trong 10 ngày đại lễ (1 đến 10-10) sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động, sự kiện trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Trên 50 sự kiện, hoạt động cấp TP, ngoài ra còn có các hoạt động do quận, huyện, thị xã; cấp xã, phường, thị trấn; cộng đồng dân cư đứng ra tổ chức. Ông Thảo cũng cho biết ngay sau khi kết thúc lễ khai mạc, các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật tại năm sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm và hàng trăm sân khấu ngoài trời tại các khu vực trung tâm quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn TP cũng sẽ bắt đầu.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô, ông Nguyễn Thế Thảo chào đón tất cả mọi người đến tham dự các hoạt động kỷ niệm trong 10 ngày đại lễ và bày tỏ mong muốn rằng mỗi người bằng tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm với thủ đô thân yêu hãy tham gia tích cực, bằng hành động cụ thể thiết thực với tinh thần và trách nhiệm cao nhất, cùng chung sức, đồng lòng tham gia tổ chức thành công đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Khai trương hai trung tâm báo chí
Sáng 30-9, TP Hà Nội đã khai trương hai trung tâm báo chí tại số 75 Đinh Tiên Hoàng (Q.Hoàn Kiếm) và tại khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). Giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội Phạm Quốc Bản cho biết cả hai trung tâm này sẽ mở cửa từ 7g-23g30 trong suốt thời gian diễn ra các hoạt động kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Cũng theo ông Bản, tại hai trung tâm này, tiểu ban tuyên truyền về đại lễ sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cho các nhà báo trong nước và quốc tế. Đồng thời trung tâm cũng bố trí các phương tiện như máy tính, mạng truyền dữ liệu để tạo điều kiện cho các phóng viên tác nghiệp.
XUÂN LONG
Tập trung phòng chống ngập
Ông Nguyễn Lê, tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, cho biết công ty vừa có phương án phòng chống úng ngập cho 10 ngày diễn ra đại lễ. Theo đó, phương án chủ yếu để chống úng ngập là giữ mực nước trên toàn hệ thống sông hồ của thành phố ở mức thấp nhất, vận hành hết công suất các trạm bơm, sẵn sàng máy bơm di động chống ngập tại các điểm ngập cục bộ.
Công ty Thoát nước Hà Nội sẵn sàng 100% quân số với đầy đủ phương tiện, thiết bị gồm 46 xe hút, bồn, tám máy bơm chìm, năm máy phát điện, chín tổ xe bơm di động và hơn 100 ôtô chuyên dùng, máy xúc, xe cẩu. Nếu mưa lớn, các trạm bơm Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đồng Bông 1, 2... sẽ được vận hành hết công suất để tiêu nước nội thành ra sông Nhuệ, đóng 28 cửa cống ra sông Nhuệ đảm bảo nước sông không tràn vào nội thành. Công tác thoát nước ưu tiên tập trung vào các khu vực diễn ra những hoạt động mittinh, diễu hành, kỷ niệm, vui chơi giải trí, các bến xe, nhà ga, khách sạn lớn, các tuyến đường giao thông quan trọng gồm khu vực quảng trường Ba Đình và lân cận, khu vực xung quanh hồ Gươm, Cung văn hóa Hữu nghị, Trung tâm Hội nghị quốc gia, các tuyến đường đưa đón đại biểu, ra vào thành phố...
LÂM HOÀI
60 tổ y tế trực cấp cứu tại các điểm đại lễ
Ngày 30-9, phó trưởng tiểu ban y tế, Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Lương Ngọc Khuê cho hay sẽ có 60 tổ cấp cứu trực tại các địa điểm diễn ra các hoạt động chính dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Trong đó, tại lễ khai mạc ngày 1-10 sẽ có 30 tổ cấp cứu, mỗi tổ gồm hai bác sĩ, một xe cứu thương, các thiết bị y tế và sơ cấp cứu cần thiết trực xung quanh khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, nơi diễn ra lễ khai mạc.
Tại buổi tổng duyệt và ngày diễn ra cuộc diễu hành 10-10, toàn bộ các tổ cấp cứu sẽ cùng tham gia trực. Theo ông Khuê, các phương án cấp cứu, vận chuyển người bệnh đều đã được tính đến và tại buổi sơ duyệt, tổng duyệt, các chi tiết chưa hợp lý sẽ được rà soát và tìm cách khắc phục.
Ông Khuê cũng cho biết công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tham gia các hoạt động dịp đại lễ đã hoàn tất. Riêng buổi diễu hành 10-10, với 30.000 suất ăn được đưa đến phục vụ, ban tổ chức đã yêu cầu nhà cung cấp lấy mẫu kiểm tra, lưu mẫu thực phẩm và cam kết cung cấp thực phẩm an toàn. Dịp này, mỗi bệnh viện sẽ dành 20 giường bệnh sẵn sàng phục vụ cấp cứu, điều trị nếu có người bệnh liên quan đến các hoạt động của đại lễ.
L.ANH
Sẵn sàng cho đại lễ
Hôm qua (30-9), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, trong 10 ngày đại lễ (1 đến 10-10) sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động, sự kiện trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Trên 50 sự kiện, hoạt động cấp TP, ngoài ra còn có các hoạt động do quận, huyện, thị xã; cấp xã, phường, thị trấn; cộng đồng dân cư đứng ra tổ chức. Ông Thảo cũng cho biết ngay sau khi kết thúc lễ khai mạc, các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật tại năm sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm và hàng trăm sân khấu ngoài trời tại các khu vực trung tâm quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn TP cũng sẽ bắt đầu.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô, ông Nguyễn Thế Thảo chào đón tất cả mọi người đến tham dự các hoạt động kỷ niệm trong 10 ngày đại lễ và bày tỏ mong muốn rằng mỗi người bằng tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm với thủ đô thân yêu hãy tham gia tích cực, bằng hành động cụ thể thiết thực với tinh thần và trách nhiệm cao nhất, cùng chung sức, đồng lòng tham gia tổ chức thành công đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Khai trương hai trung tâm báo chí
Sáng 30-9, TP Hà Nội đã khai trương hai trung tâm báo chí tại số 75 Đinh Tiên Hoàng (Q.Hoàn Kiếm) và tại khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). Giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội Phạm Quốc Bản cho biết cả hai trung tâm này sẽ mở cửa từ 7g-23g30 trong suốt thời gian diễn ra các hoạt động kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Cũng theo ông Bản, tại hai trung tâm này, tiểu ban tuyên truyền về đại lễ sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cho các nhà báo trong nước và quốc tế. Đồng thời trung tâm cũng bố trí các phương tiện như máy tính, mạng truyền dữ liệu để tạo điều kiện cho các phóng viên tác nghiệp.
XUÂN LONG
Tập trung phòng chống ngập
Ông Nguyễn Lê, tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, cho biết công ty vừa có phương án phòng chống úng ngập cho 10 ngày diễn ra đại lễ. Theo đó, phương án chủ yếu để chống úng ngập là giữ mực nước trên toàn hệ thống sông hồ của thành phố ở mức thấp nhất, vận hành hết công suất các trạm bơm, sẵn sàng máy bơm di động chống ngập tại các điểm ngập cục bộ.
Công ty Thoát nước Hà Nội sẵn sàng 100% quân số với đầy đủ phương tiện, thiết bị gồm 46 xe hút, bồn, tám máy bơm chìm, năm máy phát điện, chín tổ xe bơm di động và hơn 100 ôtô chuyên dùng, máy xúc, xe cẩu. Nếu mưa lớn, các trạm bơm Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đồng Bông 1, 2... sẽ được vận hành hết công suất để tiêu nước nội thành ra sông Nhuệ, đóng 28 cửa cống ra sông Nhuệ đảm bảo nước sông không tràn vào nội thành. Công tác thoát nước ưu tiên tập trung vào các khu vực diễn ra những hoạt động mittinh, diễu hành, kỷ niệm, vui chơi giải trí, các bến xe, nhà ga, khách sạn lớn, các tuyến đường giao thông quan trọng gồm khu vực quảng trường Ba Đình và lân cận, khu vực xung quanh hồ Gươm, Cung văn hóa Hữu nghị, Trung tâm Hội nghị quốc gia, các tuyến đường đưa đón đại biểu, ra vào thành phố...
LÂM HOÀI
Kinh te Tin Kinh te